Tiêu xương ổ răng- Nguyên nhân,biến chứng mà bạn không thể ngờ tới.
Tiêu xương ổ răng xảy ra do nguyên nhân các bệnh răng miệng và mất răng dẫn đến những hệ quả không hề nhỏ, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của hàm răng, cấu trúc xương răng, sự cân đối của khuôn mặt.
Tình trạng tiêu xương ổ răng
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương răng ổ răng
Tiêu xương ổ răng là sự suy giảm xương răng ở dưới chân răng cả về mật độ, thể tích và chiều cao.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu xương là gì? Có thể bạn sẽ giật mình vì những nguyên nhân dẫn đến tiêu xương là điều mà bạn vẫn chưa nghĩ đến và nó hiện hữu ngay trong cuộc sống.
– Do bệnh răng miệng (cao răng, viêm nướu): Nướu bị viêm, tồn đọng cao răng xung quanh thân răng lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong răng làm đứt dây chằng nha chu và dần đi sau vào bên trong xương răng và làm tiêu xương răng.
– Do mất răng: Mất răng xảy ra, ổ răng bị rỗng, xương răng không có phần bám trụ nên có xu hướng đổ sụp xuống khoảng trống và tiêu biến dần.
Mất răng gây tiêu xương răng
Các biến chứng nghiêm trọng khi bị tiêu xương răng ổ răng
Những biến chứng của tiêu xương răng là gì và có tác động thế nào đến sức khỏe răng miệng của mỗi người? Có nhiều ảnh hưởng từ hiện tượng tiêu xương răng và có thể kể đến là:
Gây tụt nướu
Khi xương ổ răng bị tiêu, thành xương không còn đủ chiều cao để nâng đỡ nướu răng khiến cho nướu tụt dần làm lộ ra phần chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phần bên trong chân răng và nướu. Tụt nướu có thể dễ dàng nhận thấy và gây mất thẩm mỹ cho vị trí bị tiêu xương chân răng.
Tiêu xương gây tụt nướu
Tiêu xương hàm
Tiêu xương ổ răng kéo dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiêu xương hàm và làm thay đổi đáng kể kích thước của hàm.
Răng dễ bị lung lay
Răng được đứng thẳng và chắc chắn là nhờ xương răng ở dưới nâng đỡ. Khi xương bị tiêu và sụp xuống chân răng sẽ bị lệch sang phần trống của xương đã bị mất và khiến cho răng bị xô lệch, dễ dàng bị lung lay.
Khuôn mặt già nua
Khi xương hàm bị tiêu biến nướu răng bị thu nhỏ lại làm cho má bị hóp vào trong, sự tương quan về các bộ phận má cằm, mũi bị mất đi, khuôn mặt trở nên già nua.
Má hóp vào và khuôn mặt trở nên già nua
Suy giảm chức năng ăn nhai
Chức năng ăn nhai bị suy giảm đáng kể khi tiêu xương ổ răng làm cho các răng xô lệch, yếu đi và khớp cắn giữa hai hàm không khớp. Lực cắn không đủ nhai nghiền thức ăn, việc ăn nhai cũng khó khăn và không được ngon miệng.
Cách khắc phục tiêu xương ổ răng
Những trường hợp bị tiêu xương chân răng điều cần thiết và quan trọng là cấy ghép thêm xương răng. Số lượng xương răng bị tiêu được bổ sung bằng xương răng nhân tạo hoặc xương tự thân tùy theo mức độ tiêu xương nặng hay nhẹ khác nhau.
Những đối tượng bị tiêu xương do mất răng nên trồng răng implant để khắc phục được tốt cả về khả năng ăn nhai và hạn chế được tình trạng tiêu xương răng tiến triển tiếp theo. Khi cấy ghép răng implant, răng giả thay thế cho phần răng đã mất có cấu tạo tương tự như răng thật và giúp tích hợp, phát triển xương răng tự nhiên.
>>> Xem thêm video: Cảm nhận của khách hàng sau khi cấy ghép implant
Phòng ngừa tiêu xương ổ răng bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng thật tốt hằng ngày để giảm thiểu được nguy cơ hình thành cao răng và các bệnh răng miệng dẫn đến mất răng.
Tiêu xương ổ răng xảy ra có thể chúng ta không biết nhưng lại để lại những ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với chức năng của răng với thời gian dài về sau và vẻ thẩm mỹ của cả khuôn mặt. Nên biết bảo vệ răng miệng bản thân thật tốt và tìm cho mình giải pháp phù hợp khi bị mất răng. Vấn đề liên quan đến cấy ghép xương răng và trồng răng implant khách hàng có thể liên hệ đến số 0902 68 55 99 để được biết thêm chi tiết.
TÌM HIỂU THÊM:
Quy trình làm răng implant được thực hiện ra sao?
Thời gian cấy ghép răng Implant mất bao lâu?
Nguồn: http://camrangimplant.info
Dịch vụ nổi bật
Chuyên gia tư vấn
- Trồng răng implant là gì? Phân tích từ Bác sĩ Phạm Duy Quang
- Làm răng Implant có đau không ? - Câu trả lời từ chuyên gia nha khoa
- Trồng răng implant có tốt không? - Phân tích từ chuyên gia nha khoa
- Có nên trồng răng Implant để phục hình răng mất không?
- Chi phí cắm Implant bao nhiêu? - Bảng giá chi tiết 2017
Tin nha khoa liên quan
- Cấy ghép Implant có đau không?
- Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Trồng răng implant có nguy hiểm không?
- Tiêu xương ổ răng- Nguyên nhân,biến chứng mà bạn không thể ngờ tới.
- Cấy răng implant có đau không? – Xem tại đây
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc: Cấy ghép răng implant có ảnh hưởng gì không?
- Nha khoa nào có chi phí làm răng implant phù hợp?
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất