Nha khoa Dencos Luxury

TỔNG HỢP các cách chữa nhiệt lưỡi từ đơn giản đến phức tạp

Nhiệt lưỡi, nhiệt miệng là tình trạng phổ biến xuất hiện ở nhiều người, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Nhiệt miệng thường tạo nên những cơn đau rát và sự khó chịu khi khoang miệng hoạt động. Do đó, việc áp dụng nhanh chóng các cách chữa nhiệt lưỡi là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

cách chữa nhiệt lưỡi

Cách chữa nhiệt lưỡi nào an toàn và hiệu quả?

Cách chữa nhiệt lưỡi từ dân gian

 Bột sắn dây

Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh  nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Sử dụng bột sắn dây ngày 2 lần giúp giảm đau rá. Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội.

cách chữa nhiệt lưỡi

Sử dụng khế chua để chống lại nhiệt miệng, nhiệt lưỡi

 Khế chua

Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Biện pháp đơn giản là dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

 Nước cốt dừa

Dừa là đồ uống lành tính, có khả năng trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Các làm đơn giản là nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

cách chữa nhiệt lưỡi

Nước ép cà chua giúp sát khuẩn, liền thương dễ dàng

 Cà chua

Bạn có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng. Cà chua mát và diệt khuẩn tốt nên có thể mau liền vết loét.

 Hạt rau mùi

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

cách chữa nhiệt lưỡi

Nhiệt lưỡi biến mất chỉ sau 1 ngày

 Cỏ mực

Dùng cỏ mực (nhọ nồi) rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

 Rau ngót

lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực).

cách chữa nhiệt lưỡi

Uống nước nhân trần để vùng lưỡi không còn đau rát

 Nhân trần

Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

 Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây  Y  học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong  rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống  và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

cách chữa nhiệt lưỡi

Rau má có ảnh hưởng nhanh chóng đến bệnh nhiệt lưỡi

Cách chữa nhiệt lưỡi theo y khoa

+ Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

+ Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

+ Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn.

cách chữa nhiệt lưỡi

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho vùng răng miệng

+ Nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, gừng

+ Nên ăn canh mát, các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan

+ Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

cách chữa nhiệt lưỡi

Các biện pháp nha khoa giúp chăm sóc răng miệng hiệu quả

+ Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết nhất để bạn phòng tránh các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ung thư lưỡi.

+ Khám bệnh định kỳ nhất là vùng răng miệng. Gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh và sớm phát hiện bệnh, giảm tỷ lệ tử vong khi phát hiện bệnh quá muộn.

Do vậy, bên cạnh việc áp dụng các cách chữa nhiệt lưỡi trên thì việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng để tiến hành thăm khám và xử lý nhiệt lưỡi cần phải thận trọng. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Lưu

Lưu

Lưu

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP BÁC SĨ CẮM RĂNG IMPLANT

Untitled-2-1

HOẶC GỌI NGAY: 0902.68.5599
Chia sẻ bài viết:

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
GỌI NGAYGỌI NGAY